“Content is king” là một câu nói chưa bao giờ sai đối với dân làm nội dung. Và content marketing là chiến lược mà mọi thương hiệu cần phải khai thác và tận dụng mới có thể đạt được hiệu quả.
Tuy nhiên, có khi nào khi bắt tay vào một chiến lược content marketing, bạn không biết bắt đầu từ đâu? Cần có những bước gì để lên kế hoạch được một chiến lược content marketing hoàn hảo nhất?
(Ảnh: tumblr)
Bước 1: Bắt đầu với dàn ý
Viết một chiến lược content marketing không phải là một việc dễ dàng, chưa nói là một việc khá khó khăn. Vì vậy, hãy bắt đầu từ dàn ý để giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về nội dung bạn cần làm.
Một chiến lược content marketing tốt sẽ trả lời được 3 câu hỏi sau:
- Tại sao chúng ta lại ưu tiên nội dung lên hàng đầu?
- Loại nội dung chúng ta cần là gì?
- Nội dung ấy cần được làm thế nào để hoàn thành mục tiêu?
- Dàn ý sẽ giúp bạn có cấu trúc và định hướng để nghiên cứu và lên ý tưởng để bạn có thể trả lời được những câu hỏi quan trọng.
Ví dụ như:
Mục đích marketing của chiến lược này là gì?
- Mục đích của nội dung?
- Sản phẩm đang cần được quảng bá?
- Khách hàng của bạn là ai? Họ cần gì? Họ xem nội dung ở đâu? Đối thủ đang làm gì? Chúng ta đang có những nội dung gì?
- Thể loại nội dung sẽ hiệu quả? Chúng ta có thể làm gì?
Bước 2: Mục tiêu của chiến lược content marketing
Giờ là lúc bạn nên xác định mục đích của chiến lược content marketing lần này. Bạn đang cố gắng hoàn thành chuyện gì? Chỉ có khi nào xác định được mục đích chính xác, bạn mới có thể sáng tạo ra những nội dung phù hợp và đạt hiệu quả.
Bạn có thể dùng mô hình mục tiêu SMART:
Specific – Cụ thể, rõ ràng
Measurable – Đo lường, đánh giá được
Achievable – Khả thi
Realistic – Tính giải quyết vấn đề
Timely – Đúng thời gian
|
Sau khi xác định được mục tiêu chung, bạn cần xác định content marketing sẽ đóng vai trò như thế nào trong việc thực hiện mục tiêu ấy. Nhiều doanh nghiệp chia content marketing ra các nhóm nhỏ khác là một ý tưởng khá hay để nhận được nhiều ý tưởng. Sau đó, hãy tự hỏi những câu hỏi như: Phải làm nội dung như thế nào mới có thể giúp đạt được mục tiêu? Sự phù hợp và nhất quán giữa nội dung và mục tiêu là thế nào?
Bước 3: Tập trung vào sản phẩm
Hãy viết ra sản phẩm hay dịch vụ bạn đang cung cấp. Nó sẽ giúp bạn nghĩ đến các yếu tố, các dòng sản phẩm khác, vòng đời bán hàng,… Khi bạn biết bạn đang bán gì, bạn sẽ dễ dàng chọn được loại nội dung phù hợp với sản phẩm đó.
Bước 4: Đối tượng mục tiêu
Giờ là lúc xác định ai sẽ là đối tượng của chiến lược content marketing này. Nếu bạn thực hiện những nghiên cứu persona, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc này. Việc xác định đối tượng mục tiêu là điều rất quan trọng. Bạn cần biết họ cần gì, họ muốn gì, bạn phải làm nội dung thế nào mới chinh phục được họ?
(Ảnh: tumblr)
Bước 5: Kết nối nhu cầu của đối tượng với sản phẩm
Theo Jay Acunzo, định nghĩa về marketing chính là “giải quyết cùng vấn đề và truyền tải cùng cảm xúc với sản phẩm”. Khi nhìn vào khách hàng, bạn cần trả lời câu hỏi: Bạn có thể làm gì để giúp họ? Câu hỏi này chính là “trái tim và tâm hồn” của content marketing. Kế hoạch marketing của bạn sẽ có lợi rất nhiều khi trả lời được câu hỏi ấy.
Mấu chốt ở bước này chính là kết nối nhu cầu, mục đích của khách hàng với giải pháp mà sản phẩm đem lại. Sự kết nối này chính là chìa khóa đánh vào tâm lý khách hàng.
Bước 6: Lấy ý tưởng từ chiến lược của thương hiệu khác
Bạn cần biết khách hàng mục tiêu của bạn muốn nội dung gì, nội dung nào đã được các thương hiệu đối thủ cung cấp cho khách hàng?
Bạn không cần phải nghiên cứu phân tích sâu về chiến lược của đối thủ, nhưng bạn cần xem họ đang làm gì để có bước đi tính toán trong chiến lược của mình. Hơn nữa, khi nói về đối thủ trong content marketing, đó không chỉ là những thương hiệu cùng ngành với bạn, đó là những doanh nghiệp đang thu hút sự chú ý từ đối tượng mục tiêu của bạn.
Chỉ khi bạn học hỏi và tìm hiểu, bạn mới có thể nhận ra làm thế nào để chiến lược của mình có thể nổi bật và hấp dẫn hơn.
Bước 7: Xây dựng “kho nội dung”
Khi xây dựng một kho nội dung là lúc bạn phải có những “tài sản” cho kế hoạch content marketing của mình. Nội dung cần bao gồm những gì:
- Danh sách từ khóa của bạn trên công cụ tìm kiếm
- Các bài viết có thể thu hút traffic và chuyển đổi
- Danh sách email tiềm năng
- Website và fanpage hoạt động tích cực
- Các tài khoản mạng xã hội
Bước 8: Đánh giá nội dung hiện tại
Việc phân tích và đánh giá nội dung là việc cần thiết để lên kế hoạch cho tốt hơn. Câu hỏi quan trọng nhất mà chúng ta cần trả lời chính là: Thể loại nội dung nào sẽ phù hợp với mục tiêu marketing của bạn?
Một phương pháp hữu ích chính là nối những nội dung quan trọng nhất từ kho nội dung của bạn vào một bảng ma trận như ví dụ dưới đây:
Trục hoành của ma trận chính là về tính hiệu quả hoạt động được đo bằng lượt xem, chia sẻ, yêu thích, bình luận. Trục tung là về vấn đề nội dung có phù hợp với mục tiêu ban đầu hay không.
Hãy nhìn vào kho nội dung của bạn và sắp xếp vào từng góc phần tư, và sử dụng một số công cụ để đánh giá tính hiệu quả hoạt động của content marketing như:
- Google Analytics: đo lường traffic và tỉ lệ chuyển đỏi
- Buzzsumo: đo lường độ phủ rộng mạng xã hội
- Google Webmaster Tools, Moz, SEMRush: cho bạn biết những website đang xếp hạng cao.
- Buffer for Business: công cụ đo lường trên mạng xã hội
Tính phù hợp cao – Hoạt động hiệu quả: Đây chính là góc phần tư “ngọt ngào nhất”, khi mà nội dung của bạn hoàn toàn phù hợp với thương hiệu và cũng hoạt động đạt được hiệu quả cao. Một điểm cần làm khi làm chiến lược content marketing chính là liệt kê tất cả các nội dung đang hoạt động và đạt được hiệu quả ở điểm này. Hãy liệt kê cả những nội dung có tiềm năng chất lượng và cách để cải thiện nội dung ấy.
Sau khi tổng hợp tất cả nội dung theo ma trận trên, bạn có nảy ra ý tưởng mới nào cho content marketing của bạn không? Nội dung nào sẽ giúp thúc đẩy chiến dịch đi đến gần với mục tiêu? Thương hiệu của bạn có đang làm đúng? Bạn có muốn thử nội dung gì đó mới mẻ hơn?
Bước 9: Kiểm duyệt nội dung theo chủ đề
Chúng ta cần thêm vào bước kiểm duyệt này để xác định một số chủ đề nội dung cho chính xác. Đây là phần quan trọng để liên kết giữa việc sản xuất nội dung và lên kế hoạch truyền thông.
Vấn đề cần chú ý chính là: Chủ đề nội dung nào sẽ thu hút được độc giả? Chủ đề yêu thích của khách hàng mục tiêu là gì? Bằng việc trả lời những câu hỏi này, bạn có thể bắt đầu xây dựng bức tranh nội dung tổng quát và các nội dung sẽ có liên kết chặt chẽ, và cùng chung mục tiêu.
Bước 10: Liệt kê nội dung sẽ thực hiện
Giờ bạn nên bắt đầu lên kế hoạch sản xuất nội dung. Việc sản xuất nội dung sẽ bao gồm:
- Tối đa hóa, cập nhật những nội dung đã làm
- Sáng tạo những nội dung mới
Một số thể loại nội dung cần có, như:
- Bài viết SEO
- Phỏng vấn
- Ebook
- Infographic
- Video
(Ảnh: tumblr)
Bước 11: Lên quy trình sản xuất nội dung
Bạn cần lên kế hoạch và ước tính thời gian bao lâu để hoàn thành từng nội dung. Tốt nhất là lên kế hoạch về đội ngũ viết bài và cách thức sản xuất nội dung sẽ có quy trình như thế nào. Mục tiêu: lên ý tưởng bạn có khả năng sản xuất được số lượng nội dung là bao nhiêu.
Với nhân sự, hãy liệt kê tất cả những người tham gia thực hiện nội dung.
Với quy trình sản xuất, hãy liệt kê từng bước như: Xác định -> Viết -> Thiết kế -> Chỉnh sửa -> Lên kế hoạch -> Truyền thông.
Xem thêm: Branded content là gì và có vai trò gì trong Content Marketing?
Áp dụng tâm lý học màu sắc vào content marketing như thế nào?
Bước 12: Lên lịch trình
Việc đăng nội dung phải có kế hoạch rõ ràng mới đạt được hiệu quả. Hãy lên lịch trình với thời gian cụ thể để đăng từng nội dung của bạn. Từng bài viết blog, email, ebook, podcast,… theo mốc thời gian cụ thể. Bạn không nhất thiết phải ghi rõ thời gian của từng nội dung đơn lẻ.
Bước 13: Lên kế hoạch quảng bá nội dung
Việc sản xuất nội dung chất lượng là điều quan trọng, nhưng điều bạn cần không chỉ là tạo nội dung, bạn còn muốn nội dung ấy nhận được sự quan tâm và được mọi người tương tác nhiều hơn. Vì vậy, việc lên kế hoạch quảng bá nội dung là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để tăng được traffic cho nội dung?
Dưới đây là quy trình cơ bản:
- Đăng bài
- Email đến đồng nghiệp
- Chia sẻ trên tài khoản mạng xã hội
- Gửi email cho khách hàng theo dõi
- Viết bài có sử dụng linkback về nội dung ấy
Bước 14: Tổng hợp
Sau khi hoàn thành việc lên chiến lược content marketing, bạn cần tập trung đọc và nghiên cứu lại từng bước. Và đặt ra những câu hỏi sau đây để đánh giá lại kế hoạch:
- Bạn muốn hoàn thành điều gì?
- Tình trạng chất lượng nội dung đang thế nào?
- Cần thay đổi những gì?
- Bạn nên làm những gì để thay đổi?
Chúc các bạn sẽ có lập được kế hoạch tốt nhất!