Điệp khúc cúng tiền vào Facebook mà không thấy đồng lời quay trở lại túi, không còn quá xa lạ với nhiều người. Hỏi vui chút, bạn có đang là thầy cúng của năm không?
Quảng cáo Facebook thêm khó khăn khiến bạn héo tàn mệt mõi dù trong tâm trí đang ấp ủ mong muốn tiền về ấp túi để giải quyết những vấn đề cuộc sống, nhưng khổ là không biết giải quyết như thế nào và không ai hướng dẫn cho các bạn ra sao.
Đừng nản nhé, các đồng chí: “nếu mọi việc chưa ổn tức là chưa kết thúc” nhớ câu này. Tôi cũng vậy cũng đã từng gặp những tình huống khó đỡ, nhiều khi thời tiết đẹp mà lòng mình chẳng thấy đẹp tí nào (lửa bốc khói ngùn ngụt trong đầu ấy).
Tôi khẳng định với các bạn, Facebook là nơi cực kì TÌÊM NĂNG để kiếm tiền khi mỗi ngày có hơn 1 tỷ lượt truy cập, với 1 số người họ thấy tiền của họ đang ở đó nhưng cũng có 1 số người, họ cố tìm, tìm hoài không ra và trở thành quá cố (bởi vì không biết cách).
Sau khi cúng hàng trăm ngàn đô la (thật sự thì còn hơn thế nữa) cho Facebook và lãng phí rất nhiều tiền với những sai lầm không thể tưởng tượng, tôi đã nghiệm ra điều đáng ngạc nhiên với các chiến dịch mới mà tôi tạo ra.
Sự thành công từ quảng cáo Facebook chỉ tập trung vào 3 yếu tố quan trọng sau:
- Một là phải thiết kế bài quảng cáo sao cho hấp dẫn và thu hút sự chú ý trong khi vẫn tạo ra sự ham muốn từ khách hàng.
- Hai là target đúng đối tượng mục tiêu.
- Ba là tuyệt đối không được quên 2 điều trên.
Dưới đây là 9 mẹo tối ưu quảng cáo Facebook đi sâu vào tâm trí cũng như lôi kéo khách hàng mua sản phẩm của bạn! Bạn không cần phải làm gì đao to búa lớn, bạn chỉ cần thay đổi những điều đơn giản nhất rồi bất ngờ sẽ đến, nhỏ nhưng có vỏ đấy các bạn!
1) Luôn luôn kiểm tra (theo dõi) quảng cáo mình đang chạy.
Tôi không thể không nhấn mạnh điều này, bạn phải luôn luôn kiểm tra tất cả mọi thứ khi đã lên dây cót chạy bài. Vấn đề không nằm ở chuyên môn chạy mà nằm ở chổ, bạn phải biết đo lường và theo dõi tiến độ của bài như thế nào, từ đó ta mới chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với đối tượng đang target.
Mỗi khi bạn tạo ra một chiến dịch mới, hãy dành thời gian tạo ra nhiều bài quảng cáo khác nhau và sau đó kiểm tra mỗi bài để đo lường sự hiệu quả.
Ví dụ, bạn có 2 bài quảng cáo cho sản phẩm và 2 hình ảnh khác nhau (2 văn bản x 2 hình ảnh = 4 bài).
Theo tôi được biết thì tại AdEspresso, họ luôn ưu tiên hình ảnh minh họa trước tiên. Lúc đầu, mỗi bài của họ sẽ có một thiết kế độc đáo riêng để chạy quảng cáo nhưng chiến lược đó đã lâm vào bế tắc vì thiếu ý tưởng đột phá về nội dung. Sau đó, họ phát hiện ra hình ảnh minh họa hỗ trợ rất tốt về phần này mà còn dễ dàng ám thị trong tâm trí khách hàng thương hiệu của họ.
Vì vậy, hãy nhớ: kiểm tra tất cả mọi thứ, ngay cả những ý tưởng điên rồ nhất. Sau đó, xào trộn lại để tạo thành bài mới, việc này tạo sự thuận tiện cho việc kiểm tra cũng như đo lường tính hiệu quả của bài quảng cáo!
2) Phân tích khách hàng.
Hầu hết các doanh nghiệp hay các cá nhân chạy quảng cáo như tôi đều có rất nhiều đối đượng khách hàng có nhu cầu khác nhau. Bằng cách phân tích khách hàng, bạn không chỉ cải thiện bài quảng cáo của mình đúng tâm lý khách hàng hơn mà còn giúp việc phục vụ khách hàng tốt hơn.
Đối với những khách hàng tiềm năng, hãy viết ra 1 vài thông tin tổng quát về họ như: Nam hay nữ? Nghề nghiệp, chức danh công việc gì? Thu nhập của họ ra sao? Vấn đề lớn nhất họ đang gặp phải và họ có muốn giải quyết bằng cách sử dụng sản phẩm của bạn?…Đây cũng là việc giúp tối ưu quảng cáo tốt hơn mà không phải ai cũng chú ý đến, một khi bạn đã phân tích tổng quát về khách hàng thì bài quảng cáo Facebook của bạn (kết hợp với target đúng) sẽ đánh trực tiếp vào khách hàng.
Dưới đây là một vài ví dụ về hai bài quảng cáo của AdEspresso, mỗi bài đều chọn riêng 1 đối tượng khác hàng: những người Startup và các cơ quan truyền thông. Bạn hãy để ý nhé, cách viết nội dung mô tả của họ cũng khác nhau hoàn toàn:
Đối với Startup, AdEspresso nêu lên mong muốn của họ là phát triển càng nhanh càng tốt. Còn đối với cơ quan truyền thông, AdEspresso nhấn mạnh việc quản lý quảng cáo Facebook một cách nhanh chóng với kết quả tốt hơn.
3) Feedback là vũ khí tối thượng.
Các bạn mà không biết cảm xúc là át chủ bài trong việc chốt sale là MẤT NỬA cuộc đời rồi.
Các bạn mà không biết cảm xúc là át chủ bài trong việc chốt sale là MẤT NỬA cuộc đời rồi.
NO EMOTION=NO MONEY Nhớ câu này nhé, kinh nghiệm xương máu của tôi đấy các đồng chí ah!
Sợ mất mát.
98% khách hàng đều bị 2 vấn đề: sợ mất tiền và mua lầm sản phẩm ngăn cản họ. Đây là lý do tại sao sản phẩm miễn phí luôn được chào đón đông đảo nhất bởi vì nó không chỉ là về tiền bạc mà còn là Miễn phí = Không rủi ro = Không sợ mất mát.
Bạn có học được điều gì chưa?
Tất nhiên, tôi không gợi ý rằng bạn phải bán sản phẩm của bạn 1 cách miễn phí (mặc dù đôi khi bạn cần phải làm vậy). Tôi chỉ gợi ý rằng bạn cần phải giải quyết những lo ngại của khách hàng bằng cách thêm Feedback để tăng sự tin tưởng từ khách hàng.
Feedback là vũ khí tối thượng giúp làm giảm nỗi sợ từ khách hàng, nếu có một VIP ủng hộ sản phẩm của bạn thì ngay lập tức sẽ mang lại sự tín nhiệm cho sản phẩm của bạn đồng thời loại bỏ cảm giác sợ mất mát từ khách hàng. Tuy nhiên, nó cũng rất tốn kém khi nhờ người nổi tiếng hay VIP nhưng không sao, Feedback từ những khách hàng cũ có khi còn ăn khách hẳn, miễn là bạn có Feedback.
Nếu bạn không có Feedback, bạn vẫn có thể tận dụng số lượng khách hàng của bạn. Hãy thử kiểm tra 1 quảng cáo từ Dropbox xem sao nhé! Mặc dù đang nổi tiếng nhưng Dropbox vẫn nhấn mạnh rằng họ có hơn 100.000 doanh nghiệp dựa vào họ! Đó không chỉ là lời minh chứng mà còn là 1 lời khẳng định riêng cho chính thương hiệu của họ.
Bạn có thể tưởng tượng phản ứng của khách hàng phản ứng như thế nào không? 100.000 doanh nghiệp! Wow! Có phải có gì đó hấp dẫn và đáng tin cậy nên họ mới sử dụng Dropbox như vậy, nó hẳn là một sản phẩm tuyệt vời và vì vậy, mình thử sử dụng xem sao. Không lẽ những người khác đều sai?
Bạn có thể tưởng tượng phản ứng của khách hàng phản ứng như thế nào không? 100.000 doanh nghiệp! Wow! Có phải có gì đó hấp dẫn và đáng tin cậy nên họ mới sử dụng Dropbox như vậy, nó hẳn là một sản phẩm tuyệt vời và vì vậy, mình thử sử dụng xem sao. Không lẽ những người khác đều sai?
4) Call to Action (kêu gọi hành động).
Sử dụng Call-to-Action có thể không làm tăng tỷ lệ nhấp chuột của bạn hoặc làm cho quảng cáo của bạn hấp dẫn hơn nhưng nó có khả năng cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và giảm chi phí cho mỗi lần chuyển đổi.
Tại sao? Bởi vì nếu khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn mà đến trang chính của bạn, lúc đó họ tự biết họ muốn tìm thêm thông tin và sau đó nhanh chóng thực hiện các hành động như bạn cũng như họ mong muốn.
Tại sao? Bởi vì nếu khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn mà đến trang chính của bạn, lúc đó họ tự biết họ muốn tìm thêm thông tin và sau đó nhanh chóng thực hiện các hành động như bạn cũng như họ mong muốn.
Khách hàng sẽ bị ảnh hưởng tâm lý bởi vì bạn đã nhắc nhở họ trong bài quảng cáo của bạn với một Call-to-Action như “Download eBook của chúng tôi …” hay “Đăng ký nhận tin của chúng tôi để có cơ hội giành chiến thắng …” hay “Đi khảo sát thực tế MIỄN PHÍ… “, v..v…
5) Hình ảnh nổi bật.
Nếu quảng cáo là một cuộc chiến tranh thì Newsfeed là chiến trường của bạn và ở đó rất đông đối thủ.
Nếu quảng cáo là một cuộc chiến tranh thì Newsfeed là chiến trường của bạn và ở đó rất đông đối thủ.
Bạn có thể thêm đường viền màu đỏ nếu bạn muốn tỷ lệ nhấp chuột tăng lên, bạn phải lấy sự chú ý của khách hàng để họ đọc quảng cáo của bạn. Những hình ảnh nổi bật và đặc sắc ngay lập tức có thể thu hút tầm mắt của khách hàng và bạn sẽ kiếm được một cú nhấp chuột.
Do đó, phải cẩn thận chọn một hình ảnh mà khi chạy quảng cáo, nó sẽ giúp bài của bạn nổi bật so với những Newsfeed khác. Bạn cũng có thể gắng thêm một số hình ảnh tương phản như hình quảng cáo ở dưới đây.
Do đó, phải cẩn thận chọn một hình ảnh mà khi chạy quảng cáo, nó sẽ giúp bài của bạn nổi bật so với những Newsfeed khác. Bạn cũng có thể gắng thêm một số hình ảnh tương phản như hình quảng cáo ở dưới đây.
Thành thật mà nói, chiêu này nhiều khi giống như “Con dao 2 lưỡi”. Hãy sáng tạo nhưng nhớ, đừng biến hình ảnh NỔI BẬT QUÁ LỐ làm người khác cảm giác khó chịu giống như spam, do đó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của bạn. Đặc biệt, hình ảnh không nên xúc phạm hay quá sexy vì đó là chống lại luật lệ của Facebook và quảng cáo của bạn sẽ bị từ chối.
6) Hài hòa logic và cảm xúc.
Con người thuộc động vật bậc cao thông minh, vì thế, không phải lúc nào khách hàng cũng luôn lựa chọn sản phẩm dựa trên logic, kỹ tính, bắt bẻ mà họ quyết định mua hàng còn dựa trên cảm xúc, đó cũng là lý do tại sao từ nhân viên bảo vệ đến nhân viên bán hàng đều phải luôn tươi cười thân thiện khi chào đón khách hàng.
Một danh sách logic về tính năng sản phẩm không thể nào thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm bởi bạn đang thiếu yếu tố cảm xúc. Không ai muốn trở thành triệu phú chỉ để có tiền, họ muốn một lối sống có lợi đi kèm với sự giàu có. Tương tự như vậy, bạn không mua một sản phẩm cho các tính năng của nó mà bạn mua nó để giải quyết vấn đề của mình vì điều đó làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn.
Vì thế, để bài quảng cáo đạt hiệu quả cao bạn cần kết hợp lồng 2 yếu tố logic và cảm xúc vào bài! Hãy xem thử ví dụ bên dưới nào.
Một danh sách logic về tính năng sản phẩm không thể nào thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm bởi bạn đang thiếu yếu tố cảm xúc. Không ai muốn trở thành triệu phú chỉ để có tiền, họ muốn một lối sống có lợi đi kèm với sự giàu có. Tương tự như vậy, bạn không mua một sản phẩm cho các tính năng của nó mà bạn mua nó để giải quyết vấn đề của mình vì điều đó làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn.
Vì thế, để bài quảng cáo đạt hiệu quả cao bạn cần kết hợp lồng 2 yếu tố logic và cảm xúc vào bài! Hãy xem thử ví dụ bên dưới nào.
7) Tính nhất quán.
Giống như Call-to-Action, nếu ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn, đó là vì họ thích những hình ảnh, tin nhắn của bạn và những thông tin hấp dẫn mà bạn đang cung cấp. Sau khi nhấp vào, họ sẽ đến trang chính của bạn để tiếp tục tìm hiểu thông tin và lúc này, nội dung trang chính của bạn phải sử dụng hình ảnh tương tự và từ ngữ như trang mô tả, bạn chỉ cần đi sâu hơn vào mô tả sản phẩm và lý do tại sao họ phải nên mua sản phẩm. Nhớ kỹ nội dung này!
VÌ SAO????? Hãy tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra, nếu sau khi nhấp vào một quảng cáo cho giày thể thao màu đỏ trên Facebook, đập vào mặt là một trang chung chung với hàng trăm đôi giày thể thao mà trong đó không có đôi nào là màu đỏ như bạn đã thấy ở bên ngoài giới thiệu. Cảm giác của bạn như thế nào, chán hay bực mình và muốn tắt ngay trang này phải hông?
Đây là một điều rất quan trọng mà rất nhiều người bỏ qua! Sau khi tìm kiếm ví dụ để minh họa cho phần này và tôi đã nhanh chóng tìm thấy một lỗi điển hình.
Nhìn vào đó, tôi nhấp chuột vào bài quảng cáo rất cụ thể với một chiếc giày màu hồng và khi đến trang chính, tôi chẳng tìm thấy dấu vết của đôi giày mà tôi đang để ý, ngay cả việc giảm giá 55% cũng không được đề cập như đã giới thiệu.
Các bạn lưu ý nhé: Nhiều khi đây là lỗi nhỏ nhưng nó khiến bạn mất khách hàng mãi mãi, mãi mãi và mãi mãi đấy! Đúng như ông bà ngày xưa nói: “Một lần thất tín, vạn lần mất tin”.
8) Đúng vị trí.
Đặt vị trí chính xác cho bài rất quan trọng và là điều lý tưởng nếu bạn muốn tối ưu hóa thiết kế của bạn cho mỗi vị trí.
Dạng Newsfeed: Nhìn nó sống động, hấp dẫn, thân thuộc vì giống như bạn đang đọc status, dễ tiếp cận khách hàng hơn và nó không giống như là spam, ngay trong tầm mắt khách hàng. Hỗ trợ bạn sao chép và viết mô tả liên kết.
Dạng Cột nằm bên phải: Ít hiệu quả nhưng rẻ hơn dạng Newsfeed. Hình ảnh nhỏ và mô tả ngắn hơn. Rất hiệu quả nếu bạn nhắm vào mục tiêu khách hàng đã biết thương hiệu của mình. Hãy sử dụng một hình ảnh mà khách hàng sẽ nhận ra để thu hút tầm mắt của họ nhé. Đặc biệt, video bất lực với dạng này.
Thử xem bài quảng cáo dạng cột dưới đây. Chỉ đơn giản là chữ quá nhỏ khó đọc và đọc sơ qua mà không biết họ đang nói gì, nếu khách hàng bị cận thì nguy cơ bỏ qua rất cao. Cùng xem thử nào!
9) Luôn luôn tạo sự tin cậy trong mắt của khách hàng.
Niềm tin và sự tín nhiệm là cơ bản để khách hàng mua sản phẩm của bạn. Nếu không có những điều đó thì bạn sẽ không bao giờ thuyết phục được họ mua sản phẩm của mình.
Ở điều 6 trên đây, tôi đã phân tích và khuyên bạn nên kết hợp yếu tố logic và cảm xúc bằng cách làm nổi bật những lợi ích của sản phẩm mang đến cho họ nhưng điều này không có nghĩa là bạn nói khống, nói không đúng sự thật, tệ hơn nữa là nói dối 1 cách trắng trợn.
Ở điều 6 trên đây, tôi đã phân tích và khuyên bạn nên kết hợp yếu tố logic và cảm xúc bằng cách làm nổi bật những lợi ích của sản phẩm mang đến cho họ nhưng điều này không có nghĩa là bạn nói khống, nói không đúng sự thật, tệ hơn nữa là nói dối 1 cách trắng trợn.
Một khóa học có thể giúp sự nghiệp của bạn phát triển tốt hơn và một dịch vụ như Airbnb có thể giúp bạn kiếm thêm tiền từ một phòng ngủ không sử dụng. Nhưng nếu bạn quảng cáo 2 nội dung trên với tiêu đề như: Kiếm 1 triệu đô/1 tháng không khó hay trở thành tỷ phú chỉ trong 3 tháng…và một hình ảnh của một ai đó lái một chiếc Ferrari hay đang vui vẻ trên du thuyền? Đó có phải là HƠI LỐ không?
Tôi có thể dễ dàng tin rằng một người mới bắt đầu Startup có thể đảm bảo 100$ mỗi tháng hoặc thậm chí lên đến 1000$ mỗi tháng. Nhưng khi con số bắt đầu được tăng lớn dần, điều này có thể dẫn đến sự nghi ngờ từ khách hàng về thương hiệu của bạn và uy tín của công ty.
Đây được xem là 9 mẹo tối ưu quảng cáo Facebook mà tôi học hỏi từ những người thầy cũng như những kinh nghiệm xương máu mà tôi trải qua. Tôi mong sau khi các bạn đọc xong bài này, các bạn sẽ không còn là THẦY CÚNG vô nghĩa cho Facebook nữa.
Nếu bạn có kinh nghiệm hay những chia sẻ về mẹo tối ưu quảng cáo thì chúng ta cùng trao đổi nhé! Hoặc nếu không thì bạn hãy theo dõi các bài viết của tôi để tôi có động lực hơn để chia sẻ nhé!
Love all.