Tính đến thời điểm này, trang Robbey đã đăng khoảng vài trăm nghìn nội dung, với các hình thức khác nhau (status, link, photo, video, note, poll...), độ dài ngắn khác nhau, cover nhiều đề tài khác nhau. Mình nghĩ là bản thân đã giải được khoảng 90% thuật toán của Facebook, để đảm bảo cho tương tác của trang luôn khỏe khoắn.
* Tại sao phải hiểu về thuật toán - Facebook algorithm?
Facebook ghê gớm lắm nhé. Nó không thông báo cụ thể thuật toán là gì đâu. Tự người dùng phải nhận ra trong quá trình sử dụng. Nếu làm trái thuật toán, tương tác chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến chuyện giảm hiệu quả trong việc kinh doanh và quảng bá.
* Tôi tự tin nội dung mình đăng rất tốt, tôi có bị ảnh hưởng không?
"Tốt" cho ai? Cho bạn hay cho Facebook? Nên nhớ, Facebook không thể hiểu hết tất cả ngôn ngữ, nó chỉ có một ngôn ngữ chung là thuật toán. Nếu nó thậm chí không thèm hiển thị bài bạn đăng lên Newsfeed, "tốt" cách mấy cũng chả ai đọc được.
Cũng giống như bạn làm bánh rất ngon, nhưng không ai nhìn thấy cái bánh đó cả, họ có muốn mua nó không?
* Mơ hồ quá. Cho xin vài ví dụ về thuật toán đi.
Luật đầu tiên cần ghi nhớ là luật về originality. Để tránh một hình ảnh (dù đẹp hay hài hước) xuất hiện quá nhiều trên Newsfeed, Facebook có cách gán một mã code vào "ảnh gốc" (được tính cho người đăng đầu tiên). Và hình ảnh này chỉ được xuất hiện với một tần suất nhất định.
Ví dụ như ảnh con mèo mà Robbey đăng lên có 1 triệu điểm. Ở trang Robbey, đã có 700,000 độc giả xem bức ảnh này, thì những người khác repost phải chia ra 300,000 điểm còn lại.
Điều này lý giải vì sao nhiều ảnh từ 9GAG không được viral hiệu quả khi lấy về. Bởi cả thế giới đều đã chia sẻ rồi. Một trong những cách khắc phục là thêm gridlines để giảm tính nhận diện "ảnh gốc".
Luật quan trọng thứ 2 là hạn chế text trong ảnh. Càng nhiều chữ, lượt hiển thị trên Newsfeed càng bị hạn chế. Nếu muốn làm memes, 20% text là hợp lý.
Thuật toán rất nhiều và phức tạp, vài tháng lại thay đổi một lần.
* Theo thuật toán, yếu tố thời gian ảnh hưởng thế nào đến bài đăng?
Một nội dung chỉ được viral mạnh nhất trong vòng 2 tiếng đầu tiên.
5 giờ sau, tốc độ tăng tương tác chậm lại hẳn.
8 giờ sau, nó chỉ còn phụ thuộc vào lượng share rải rác. Cũng không gây ảnh hưởng lớn như 2 tiếng đầu.
24 giờ sau, Facebook ngừng lan tỏa nội dung này để tập trung vào những content mới hơn.
* Thế tại sao Newsfeed của tôi vẫn có bài từ vài ngày trước, vài tuần trước?
Vì nó ĐÃ được phân bổ vào Newsfeed của bạn rồi, do bạn chưa đọc tới thôi.
* Tất nhiên, trong trường hợp "có biến", nội dung vẫn sẽ tăng likes nhờ các yếu tố bên ngoài, ví dụ như truyền miệng hay media đưa tin. Biến là dạng như kết hôn, ly dị, đám tang, đại dịch... Một bài quảng cáo lộ liễu chắc chắn sẽ không được xem là "biến".
Đừng mơ đến chuyện một post chỉ đạt vài trăm likes èo uột suốt nửa ngày, hôm sau "bất ngờ" tăng lên gấp chục lần.
* Agency và KOL đã lừa đảo khách hàng như thế nào?
KOL mua likes, mua shares, seeding comments.
Để đảm bảo KPI, một số agency sẵn sàng vào spam các thông số trên.
Trong một vài trường hợp nhất định, nhãn hàng chủ động bơm vào luôn! Để làm gì? Fake trends. Sau đó chụp lại đăng báo như thể cả xã hội đang bàn về nó.
Nhiều vũ điệu vớ vẩn được thuê người dựng. Ra ngoài đời chưa bao giờ thấy ai nhảy, bài hát chả ai thuộc.
Quế Vân còn có thể gom hơn 80k likes hư cấu cho một bài đăng, không gì là không thể.
* GANH TỊ AHHHHHHH?
Muốn có bao nhiêu likes, comments, shares... - Ở thời điểm này là không khó. Mình nhận được hàng loạt lời mời mọc qua tin nhắn, bình luận mỗi ngày. Có lẽ các bạn celeb, blogger khác cũng thế.
This is a form of cheating!
Đáng buồn thay, nhiều khách hàng làm marketing nhưng lại rất "gà mờ" về thuật toán Facebook. Họ nhìn vào những bài SAI THUẬT TOÁN được tương tác cao, sau đó đề nghị các KOL khác viết tương tự. Khi những KOL này đăng lên mà tương tác thấp, họ lại phải mua likes. Liệu bạn có hiểu được rằng: Những tài khoản đã like, share và comment kia thậm chí có thể chưa đọc qua bài viết, chưa biết gì về sản phẩm của bạn? Thảy tiền xuống hố để làm gì? Sống ảo?
Social marketing chỉ mới phát triển vài năm gần đây, nếu cứ bị làm sai cách kiểu này, rốt cục nồi cơm sẽ sớm tan tành. Người khổ là người làm tử tế, chứ không phải những kẻ phá hoại.
Làm social có tâm, hãy chiêm nghiệm và siêng năng nghiên cứu thuật toán, chứ đừng bất chấp tất cả chỉ để ăn xổi.
* Ảnh do độc giả gửi và thắc mắc. Bạn này mình đã block rồi.
* Tại sao phải hiểu về thuật toán - Facebook algorithm?
Facebook ghê gớm lắm nhé. Nó không thông báo cụ thể thuật toán là gì đâu. Tự người dùng phải nhận ra trong quá trình sử dụng. Nếu làm trái thuật toán, tương tác chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến chuyện giảm hiệu quả trong việc kinh doanh và quảng bá.
* Tôi tự tin nội dung mình đăng rất tốt, tôi có bị ảnh hưởng không?
"Tốt" cho ai? Cho bạn hay cho Facebook? Nên nhớ, Facebook không thể hiểu hết tất cả ngôn ngữ, nó chỉ có một ngôn ngữ chung là thuật toán. Nếu nó thậm chí không thèm hiển thị bài bạn đăng lên Newsfeed, "tốt" cách mấy cũng chả ai đọc được.
Cũng giống như bạn làm bánh rất ngon, nhưng không ai nhìn thấy cái bánh đó cả, họ có muốn mua nó không?
* Mơ hồ quá. Cho xin vài ví dụ về thuật toán đi.
Luật đầu tiên cần ghi nhớ là luật về originality. Để tránh một hình ảnh (dù đẹp hay hài hước) xuất hiện quá nhiều trên Newsfeed, Facebook có cách gán một mã code vào "ảnh gốc" (được tính cho người đăng đầu tiên). Và hình ảnh này chỉ được xuất hiện với một tần suất nhất định.
Ví dụ như ảnh con mèo mà Robbey đăng lên có 1 triệu điểm. Ở trang Robbey, đã có 700,000 độc giả xem bức ảnh này, thì những người khác repost phải chia ra 300,000 điểm còn lại.
Điều này lý giải vì sao nhiều ảnh từ 9GAG không được viral hiệu quả khi lấy về. Bởi cả thế giới đều đã chia sẻ rồi. Một trong những cách khắc phục là thêm gridlines để giảm tính nhận diện "ảnh gốc".
Luật quan trọng thứ 2 là hạn chế text trong ảnh. Càng nhiều chữ, lượt hiển thị trên Newsfeed càng bị hạn chế. Nếu muốn làm memes, 20% text là hợp lý.
Thuật toán rất nhiều và phức tạp, vài tháng lại thay đổi một lần.
* Theo thuật toán, yếu tố thời gian ảnh hưởng thế nào đến bài đăng?
Một nội dung chỉ được viral mạnh nhất trong vòng 2 tiếng đầu tiên.
5 giờ sau, tốc độ tăng tương tác chậm lại hẳn.
8 giờ sau, nó chỉ còn phụ thuộc vào lượng share rải rác. Cũng không gây ảnh hưởng lớn như 2 tiếng đầu.
24 giờ sau, Facebook ngừng lan tỏa nội dung này để tập trung vào những content mới hơn.
* Thế tại sao Newsfeed của tôi vẫn có bài từ vài ngày trước, vài tuần trước?
Vì nó ĐÃ được phân bổ vào Newsfeed của bạn rồi, do bạn chưa đọc tới thôi.
* Tất nhiên, trong trường hợp "có biến", nội dung vẫn sẽ tăng likes nhờ các yếu tố bên ngoài, ví dụ như truyền miệng hay media đưa tin. Biến là dạng như kết hôn, ly dị, đám tang, đại dịch... Một bài quảng cáo lộ liễu chắc chắn sẽ không được xem là "biến".
Đừng mơ đến chuyện một post chỉ đạt vài trăm likes èo uột suốt nửa ngày, hôm sau "bất ngờ" tăng lên gấp chục lần.
* Agency và KOL đã lừa đảo khách hàng như thế nào?
KOL mua likes, mua shares, seeding comments.
Để đảm bảo KPI, một số agency sẵn sàng vào spam các thông số trên.
Trong một vài trường hợp nhất định, nhãn hàng chủ động bơm vào luôn! Để làm gì? Fake trends. Sau đó chụp lại đăng báo như thể cả xã hội đang bàn về nó.
Nhiều vũ điệu vớ vẩn được thuê người dựng. Ra ngoài đời chưa bao giờ thấy ai nhảy, bài hát chả ai thuộc.
Quế Vân còn có thể gom hơn 80k likes hư cấu cho một bài đăng, không gì là không thể.
* GANH TỊ AHHHHHHH?
Muốn có bao nhiêu likes, comments, shares... - Ở thời điểm này là không khó. Mình nhận được hàng loạt lời mời mọc qua tin nhắn, bình luận mỗi ngày. Có lẽ các bạn celeb, blogger khác cũng thế.
This is a form of cheating!
Đáng buồn thay, nhiều khách hàng làm marketing nhưng lại rất "gà mờ" về thuật toán Facebook. Họ nhìn vào những bài SAI THUẬT TOÁN được tương tác cao, sau đó đề nghị các KOL khác viết tương tự. Khi những KOL này đăng lên mà tương tác thấp, họ lại phải mua likes. Liệu bạn có hiểu được rằng: Những tài khoản đã like, share và comment kia thậm chí có thể chưa đọc qua bài viết, chưa biết gì về sản phẩm của bạn? Thảy tiền xuống hố để làm gì? Sống ảo?
Social marketing chỉ mới phát triển vài năm gần đây, nếu cứ bị làm sai cách kiểu này, rốt cục nồi cơm sẽ sớm tan tành. Người khổ là người làm tử tế, chứ không phải những kẻ phá hoại.
Làm social có tâm, hãy chiêm nghiệm và siêng năng nghiên cứu thuật toán, chứ đừng bất chấp tất cả chỉ để ăn xổi.
* Ảnh do độc giả gửi và thắc mắc. Bạn này mình đã block rồi.