KPI trong kinh doanh nói chung hay marketing là một khái niệm đã quá quen thuộc. Tuy nhiên, để đi sâu vào KPI của mảng content marketing thì ở Việt Nam rất ít tài liệu để tham khảo.
Có 2 lý do: 1 là việc đo lường KPI trong content marketing còn rất nhiều mâu thuẫn. 2 là bản chất content marketing là 1 thứ khó đo lường.
Tôi đã từng bối rối vô số lần khi đối tác của mình hỏi “KPI của bên em như thế nào? Anh/chị muốn cụ thể hóa hơn bằng con số...”. Đó là lý do mà hôm nay, tôi viết bài này để giải thích rõ hơn về cái gọi là KPI được yêu cầu giải trình trong hoạt động content marketing.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho nhiều người làm kinh doanh đang muốn outsource mảng content marketing & những người làm content marketing đang đau đầu cam kết KPI với đối tác của mình.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho nhiều người làm kinh doanh đang muốn outsource mảng content marketing & những người làm content marketing đang đau đầu cam kết KPI với đối tác của mình.
1. KPI trong content marketing sẽ chia làm 2 phần: đo lường bằng SỐ LƯỢNG & đo lường bằng CHẤT LƯỢNG. Vì content marketing là sản phẩm sáng tạo, đem lại giá trị vô hình chứ không trực tiếp tác động 100% đến thị trường hay doanh số nên không thể đo hoàn toàn bằng số lượng.
2. Về số lượng: có một vài dạng KPI về số lượng sau đây:
Đo lường chung:
- Số lượng bài viết, số lượng hình ảnh, số lượng video
- Số chữ trong bài viết, số hình ảnh trong album, thời lượng video
Đo lường cho fanpage:
- Số lượt tiếp cận tự nhiên tối đa
- Lượt tương tác với bài viết (like, cmt, share)
- Lượt xem video
Đo lường cho website
- Lượt xem video
Đo lường cho website
- Lượt visit
- Thời gian ở lại trên trang
- Các thông số chuẩn SEO (unique, keyword...)
3. Về chất lượng: dựa vào đánh giá, nhận xét của người kiểm duyệt nội dung hoặc chính khách hàng.
- Content đã thể hiện đúng thông điệp chưa?
- Content đã xác định đúng đối tượng khách hàng chưa?
- Content đã có sự đầu tư về nội dung & hình thức chưa?
- Content có thu hút được tương tác của khách hàng?
Không nên cam kết hay đánh giá KPI của content marketing dựa trên 1 phía chất lượng hay số lượng để đánh giá một content làm ra có hiệu quả hay không. Nó sẽ tạo nên sự khập khiễng.
1. KPI số lượng của content chỉ có thể dựa trên các thông số tự nhiên. VD lượt reach tự nhiên, lượt view tự nhiên. 1 fanpage có 20.000 like thì KPI tối đa của content chỉ ở mức 1.000 – 2.000 reach.
2. Content nhất thiết phải đi liền với quảng cáo mới có hiệu quả. Quảng cáo là công cụ giúp đẩy mạnh hiệu quả của content.
3. Để 1 content được đánh giá là “hiệu quả” còn tùy vào rất nhiều yếu tố như chất lượng, tên tuổi của sản phẩm, sự yêu thích của khách hàng đối với thương hiệu, hoạt động của các kênh vệ tinh.
4. Cũng như quảng cáo, content cần thời gian test thị trường, test thị hiếu khách hàng & cả định hướng nội dung, nên khi triển khai content lâu dài đòi hỏi sự kiên nhẫn nhất định.
Nghề nào cũng có sự khó khăn của nghề đó. Kinh doanh có cái vất vả của kinh doanh, người làm content marketing cũng có cái khó nói của người làm content. Nên hy vọng có thể hỗ trợ nhau, thông cảm cho tính chất công việc của nhau, cùng đem lại lợi ích chân thực và lâu dài.
- Thời gian ở lại trên trang
- Các thông số chuẩn SEO (unique, keyword...)
3. Về chất lượng: dựa vào đánh giá, nhận xét của người kiểm duyệt nội dung hoặc chính khách hàng.
- Content đã thể hiện đúng thông điệp chưa?
- Content đã xác định đúng đối tượng khách hàng chưa?
- Content đã có sự đầu tư về nội dung & hình thức chưa?
- Content có thu hút được tương tác của khách hàng?
Không nên cam kết hay đánh giá KPI của content marketing dựa trên 1 phía chất lượng hay số lượng để đánh giá một content làm ra có hiệu quả hay không. Nó sẽ tạo nên sự khập khiễng.
Tuy nhiên, để có thể nhìn & đánh giá rõ hơn về những chỉ số trên, tôi xin lưu ý một vài điều thế này:
1. KPI số lượng của content chỉ có thể dựa trên các thông số tự nhiên. VD lượt reach tự nhiên, lượt view tự nhiên. 1 fanpage có 20.000 like thì KPI tối đa của content chỉ ở mức 1.000 – 2.000 reach.
2. Content nhất thiết phải đi liền với quảng cáo mới có hiệu quả. Quảng cáo là công cụ giúp đẩy mạnh hiệu quả của content.
3. Để 1 content được đánh giá là “hiệu quả” còn tùy vào rất nhiều yếu tố như chất lượng, tên tuổi của sản phẩm, sự yêu thích của khách hàng đối với thương hiệu, hoạt động của các kênh vệ tinh.
4. Cũng như quảng cáo, content cần thời gian test thị trường, test thị hiếu khách hàng & cả định hướng nội dung, nên khi triển khai content lâu dài đòi hỏi sự kiên nhẫn nhất định.
Nghề nào cũng có sự khó khăn của nghề đó. Kinh doanh có cái vất vả của kinh doanh, người làm content marketing cũng có cái khó nói của người làm content. Nên hy vọng có thể hỗ trợ nhau, thông cảm cho tính chất công việc của nhau, cùng đem lại lợi ích chân thực và lâu dài.
Bài viết đụng chạm đến lĩnh vực rất ít tài liệu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên mong nhận được sự góp ý.