Sự thật phũ phàng – một số người vào trang web của bạn nhưng hầu như không hề quan tâm đến sản phẩm mà bạn cung cấp. Nhà báo gạo cội Susan Waldes sẽ chỉ cho bạn một số mẹo nhỏ để cắt giảm chi phí đầu tư cho những vị khách trên.
Remarketing là công cụ thần kỳ giúp bạn tăng sự chuyển đổi. Dù sao đi nữa, thì không có khách hàng nào tốt hơn những người đã từng mua hàng của bạn và tiếp tục mua thêm nhiều lần nữa. Khách hàng là những mỏ vàng tiềm năng, và remarketing list sẽ giúp bạn khai thác tối đa mỏ vàng ấy.
Nhưng khoan đã nào, liệu có luôn luôn đúng như vậy không? Có phải ai ghé thăm trang web của bạn đều sẽ trở thành một mỏ vàng tiềm năng? Hay họ chỉ vô tình click phải? Nếu có nhiều người click vào link quảng cáo bảo hiểm thông qua Tumblr, thì do họ thật sự có hứng thú, hay chỉ đơn giản là vì tính tò mò mà thôi?
Thật sự là thế – rất nhiều người ghé qua trang web của bạn “chỉ để cho vui” mà thôi. Nhưng “cái sự vui” đó làm bạn thất vọng ghê gớm. Và càng đau đớn hơn khi bạn nhận ra rằng, chiến lược remarketing đang ra sức đốt tiền của bạn trong vũng lầy vô vọng, mong ước chuyển đổi “đám thiểu năng” thành một “nhóm tiềm năng”. Quá phũ phàng!
Sau đây, tôi sẽ chia sẻ với bạn ba mẹo nhỏ, chỉ cần dùng Google Analytics là đủ đảm bảo cho chiến lược remarketing của bạn nhắm đúng mục tiêu vào nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng. Khi bạn dừng việc hiển thị quảng cáo cho những vị khách click “chỉ để cho vui” kia, thì tỷ lệ truy cập trang web (CTR) sẽ tăng, song song đó Google cũng sẽ hiển thị quảng cáo nhiều hơn, ở những vị trí đắc địa hơn, từ đó việc thu hút khách hàng quan tâm tới sản phẩm của bạn cũng hiệu quả hơn.
Kiểm tra lại phần content (nội dung)
Nếu bạn muốn làm content hay hơn, hãy thử phương pháp làm nội dung bằng việc chọn từ khóa ở đây.
Thông thường, chiến dịch remarketing sẽ nhắm vào khách hàng đã ghé thăm trang web trong vòng 30 ngày. Hãy bắt đầu kiểm tra từ đây. Nhưng ngay cả khi không xem lại nội dung của từng trang, bạn cũng có thể biết được trang nào thật sự không đem lại hiệu quả và không gây hứng thú cho khách hàng.
Careers (Cơ hội nghề nghiệp) và Contact (Liên hệ) là những phần nên được loại bỏ. Để tìm kiếm thêm các trang ít rõ ràng, hãy chạy Google Analytics trên trang web của bạn, chọn mục “Behavior” (Hành vi), sau đó tìm “Site Content” (Nội dung trang web), điểm đến sẽ là “Landing Pages” (Trang đích).
Tại đây, hãy lọc ra những phần nào có lượng truy cập cao nhưng ít lượt chuyển đổi. Có nhiều lý do người dùng click vào đó không phải để mua hàng. Chẳng hạn, một bài viết trên blog của bạn được viral (lan truyền rộng rãi) và nhiều người click đọc. Điều này rất tốt cho SEO, nhưng đối tượng ấy không phải là khách hàng tiềm năng của bạn.
Đối với những khán giả thường xem phần nội dung phi thương mại, hãy lọc họ ra khỏi danh sách remarketing.
Loại bỏ những người hiếm khi ghé thăm trang web của bạn
Để làm được điều này, bạn cần tìm đến mục “Audience” (Khán giả) trong Google Analytics, sau đó vào phần “Behavior” (Hành vi). Trong này sẽ có phần báo cáo về “Engagement” (Mức độ gắn kết). Bạn sẽ thấy một bản báo cáo hàng ngang theo từng khoảng thời gian cụ thể (thời gian ghé thăm web). Từ đây, bạn sẽ có thể thấy được gần 50% (hoặc hơn) các hàng này có khoảng thời gian dưới 10s ở hầu hết các trang web.
Chỉ với <10s mỗi trang thì không đủ để cải thiện lượt chuyển đổi. Đã tốn tiền lôi kéo khách vào trang web, thì sẽ tốt hơn nếu lọc bớt những vị khách “dạo chơi” kia ra khỏi danh sách đối tượng remarketing.
Để loại trừ họ khỏi danh sách remarketing, bạn cần tạo một danh sách khác cho những người ghé thăm chỉ trong vòng <10s.
Danh sách này sẽ nằm trong tài khoản Adwords 1 ngày và sau đó sẽ được lọc ra khỏi hẳn chiến dịch remarketing.
Nâng cao mối quan hệ với khách hàng
Người dùng ghé thăm trang web của bạn với hàng trăm ngàn lý do khác nhau, không chỉ đơn thuần là để mua sản phẩm của bạn. Ví dụ như, bạn chuyên làm quảng cáo trả tiền PPC (pay-per-click), chắc hẳn bạn sẽ dành nhiều thời gian cho việc xem xét các trang web khách hàng hoặc đối thủ mà không nhằm mục đích mua hàng hay sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trên trang đó.
Vậy, làm sao phân biệt được khách hàng tiềm năng với những vị ghé qua “chỉ để cho vui”? Bạn chỉ cần vào phần báo cáo “Campaign” (Chiến dịch) trong Acquisition (Mua bán) > Campaigns (Chiến dịch) và bắt đầu lọc. Sau đó đặt tên Second Dimension (chiều thứ hai) là “Affinity Category”.
Chiều này sẽ phản ánh chính xác đối tượng khách hàng tiềm năng. Với cách làm này, hơi đáng tiếc là bạn sẽ không biết được những vị khách này tìm đến trang web của bạn nhằm mục đích gì. Nhưng nó sẽ sắp xếp các nhóm khách hàng theo một cách nào đó để bạn có thể dễ dàng nhận ra và loại bỏ những vị khách “chỉ để cho vui” kia.
Tôi từng làm việc với vài clients (khách hàng) mà đối tượng của họ là các bậc phụ huynh. Họ than phiền rằng nhiều phụ huynh vô tình đưa máy tính bảng cho con cái để đùa nghịch, và chúng lại click nhầm vào phần quảng cáo. Nếu gặp trường hợp này, bạn sẽ thấy lượng click rất nhiều, nhưng lượt chuyển đổi rất ít, và thường là vào các quảng cáo có trò chơi hay nhân vật truyện tranh. Chỉ cần lọc các đối tượng này ra khỏi danh sách, và rồi bạn sẽ không bao giờ thấy lại họ nữa.
Bạn cũng có thể sử dụng chiến thuật tương tự cho phần “In-Market”. Cách làm tương tự chỉ khác bước chọn Second Dimension (chiều thứ hai), hãy chọn “In-Market Segment” thay vào đó. Tùy vào sản phẩm và phân khúc thị trường, bạn sẽ tìm thấy nhiều phiên bản khác nhau của nhóm khách hàng “dạo chơi”.
Nếu bạn chưa chạy chiến dịch remarketing, có thể xài mục affinity categories và in-market trong phần báo cáo “Acquisition” > “All Traffic” > “Channels” để xác định nhóm khách hàng này trước khi chạy. Cần chú ý là, bạn vẫn cần tiếp tục theo dõi báo cáo thường xuyên sau khi chạy, để remarketing có thể phát hiện sớm và lọc ra thêm những vị khách ngay từ đầu đã có ý định “dạo chơi” trong trang web của bạn.
Kiểm soát và bắt đầu loại bỏ
Tôi hy vọng những mẹo nhỏ trên đây sẽ giúp bạn kiểm soát triệt để và không còn đau khổ hay thất vọng sau khi gặp phải những vị khách không mời mà đến. Loại bỏ họ sẽ có tác động tích cực tới chiến dịch remarketing của bạn vì nó giúp giảm thiểu chi phí, tăng CTR và được Google ưu ái hơn khi chạy quảng cáo.
Khi bạn bắt đầu phân biệt được đâu là khách hàng tiềm năng và đâu là khách không mời, thấy hiệu quả tăng lên rõ rệt, bạn sẽ khám phá ra những dimension (chiều) và nhiều kỹ xảo khác để tìm kiếm các vị khách “dạo chơi” và sau đó có thể thẳng tay loại bỏ họ ra khỏi nhóm đối tượng mục tiêu mà bạn đang nhắm đến.
3 Điểm Mạnh Của Google Display Network
Nếu là một marketer chuyên về công cụ tìm kiếm chắc hẳn bạn sẽ biết về Google Display Network (GDN).
Ngày nay, GDN càng trở nên quan trọng trong rất nhiều chiến dịch. Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn ba ưu điểm mà GDN hỗ trợ hoạt động quảng cáo có phí.
Tiếp Cận Hầu Hết Người Dùng Internet
Các báo cáo của GDN cho thấy GDN tiếp cập được hơn 90% người dùng Internet thông qua hàng triệu trang web. Tuy nhiên quảng cáo bằng Display Network thường thụ động hơn so với Search Network. Nói cách khác, trong dạng quảng cáo của Search Network người dùng chủ động hơn. Với Display Network người dùng chỉ nhìn thấy quảng cáo một cách bị động khi lướt web.
GDN cho phép người chạy quảng cáo thực hiện quảng cáo dạng văn bản truyền thống hoặc là những nội dung tương tác hơn như hình ảnh, video và ảnh động. Sau đây là ví dụ thể hiện sự khác biệt của các kiểu quảng cáo trên.
GDN Có Nhiều Phương Thức Để Xác Định Đối Tượng Mục Tiêu
- Bằng từ khóa: những nơi hiển thị sẽ được chọn dựa vào từ khóa bạn sử dụng
- Bằng chủ đề: những nơi hiển thị sẽ được chọn dựa vào dạng của chủ đề
- Tiếp thị lại: Quảng cáo sẽ được hiển thị với những ai đã truy cập vào trang và có tương tác với sản phẩm/dịch vụ
- Các trang hiển thị: nơi để hiển thị quảng cáo tốt nhất thường là tại các trang mà bạn quản lý. Cần đảm bảo sự liên quan giữa nội dung trang và nội dung quảng cáo.
Với GDN bạn chỉ phải trả tiền khi có người click vào quảng cáo. Trong các dạng của Google, không có loại nào là tốt nhất cả, nó phụ thuộc vào lĩnh vực mà bạn chọn quảng cáo. Ví dụ như khách hàng làm về nhiếp ảnh thì GDN sẽ hiệu quả hơn. Sau đây là một số lưu ý khi doanh nghiệp sử dụng GDN cho việc mở rộng hoạt động quảng cáo.
- Trong Search Network, người dùng rất ngại click và tỉ lệ cạnh tranh cao
Một khách hàng của chúng tôi trong lĩnh vực pháp luật chi từ 80$ đến 100$ cho một click trong Search Network. Trong khi quảng cáo bằng GDN có giá từ 2$ đến 12$ một click. Nếu chúng ta có một sự kết hợp giữa remarketing và GDN thì quảng cáo sẽ hiển thị hiệu quả hơn và làm tăng lượng traffic.
- GDN là một loại hình quảng cáo PPC tốt và không mang tính cạnh tranh.
Nếu bạn có các chiến dịch PPC cho các nhà phân phối và đại lý của một sản phẩm nào đó mà doanh nghiệp đó không muốn cạnh tranh các từ khóa trên Search Network. Chúng tôi đã làm việc với một số công ty và khuyến khích họ phối hợp quảng cáo với GDN. Chiến lược này giúp tăng lượng traffic vào trang web của họ mà không mang tính cạnh tranh.
- Không gặp vấn để điểm chất lượng với GDN
Về lý thuyết của Search Network, chúng ta không thể xử lý việc giảm điểm chất lượng dù rằng các bước tạo quảng cáo đều thực hiện đúng. Tuy nhiên đôi khi chúng ta vẫn có thể xử lý vấn đề điểm chất lượng này. Sau đây là ví dụ. Khi tạo một chiến dịch quảng cáo PPC cho một khách hàng khó tính với một deadline giới hạn. Chúng tôi cần phải hy sinh điểm chất lượng để hoàn thành đúng dealline. Để theo đúng tiến độ, chúng tôi đã kết hợp thêm GDN để làm tănng lượng traffic vào website. GDN có cung cấp những chủ đề cụ thể để xác định đối tượng mục tiêu. Chiến lược GDN này giúp tăng lượng traffic vào website đồng thời trang sẽ được tăng điểm chất lượng và chúng ta sẽ có điểm chất lượng tốt để tiếp tục chạy quảng cáo Search.
Thủ Thuật Để Quản Lý GDN
Quản lý các vị trí hiển thị giống như bạn quản lý các từ khóa phủ định trong Search Network. Bạn cần quản lý các trang hiển thị GDN này hằng ngày. Có thể có tới hàng trăm ngàn trang nhưng đừng kiểm tra từng trang một. Thay vì làm như thế hãy lọc theo con số ấn tượng và xem số lượng click. Nếu bạn thấy một tác nhân lạ tại nơi hiển thị các quảng cáo thì hãy loại bỏ nó. AdWord có chức năng giúp loại trừ theo chủ đề, lĩnh vực, site, trang web, ứng dụng, địa chỉ IP.
Một số người nghĩ rằng lựa chọn đối tượng vào từ khóa trên GDN là một việc phí tiền. Nhưng trong một số trường hợp kết quả mang lại vẫn rất khả quan. Nếu bạn muốn một giải pháp an toàn hãy sử dụng dạng từ khoá và chủ đề.
Hãy phối hợp các chiến dịch giữa GDN và Search Network. Chúng ta có thể thành công trong việc đấu giá từ khóa trong cả GDN.
Tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ làm rõ những ưu điểm ít được biết đến của GDN. Đó là một mạng quảng cáo tiện dụng và có thể hỗ trợ tốt cho những nhà quảng cáo.