Trong quyển Chu Du Vào Tâm Trí Khách Hàng, tác giả có nói nên sử dụng các hình ảnh gợi ý sự chuyển động (vì tác động của chọn lọc tự nhiên, cụ thể thì mời đọc sách nha), nhưng chưa nói rõ làm thế nào để ứng dụng sự chuyển động trong hình ảnh quảng cáo. Đây là một tip nhỏ:
Bố cục không gian khi thiết kế hình ảnh cũng tạo cảm giác về tốc độ. Vật thể càng gần biên (theo chiều chuyển động) sẽ càng tạo cảm giác nhanh. Ví dụ như hình dưới:
Chiều chuyển động là từ trái qua phải, anh ở dưới gần biên phải hơn, nên có cảm giác ảnh chạy nhanh hơn, dù cả 2 anh đều cùng 1 hình mà ra.
Ứng dụng: Nếu chạy ad cho các quảng cáo nói về tốc độ (ví dụ như xe chạy siêu nhanh) thì nên tạo cảm giác nhanh, cho xe gần biên hơn; nếu chạy ad cho các sản phẩm an toàn (ví dụ xe chạy an toàn, chạy êm), thì nên cho xe xa biên hơn.
và Tại Sao trong các siêu thị lại bật nhạc sàn mà không không bật nhạc sến
Hiện nay, hiếm cửa hàng nào mà không mở nhạc, đặc biệt là các nhạc dễ nghe và thông dụng như nhạc EDM, nhạc Vina house.
Theo các nghiên cứu khoa học, với nhạc điện tử có tiết tấu trung bình và nhanh như nhạc house (120-130 nhịp/phút) sẽ kích thích người mua hàng di chuyển nhanh hơn và xem nhiều món đồ trong thời gian ngắn hơn, từ đó khả năng mua hàng của họ sẽ được tăng gia tăng đáng kể và đồng thời sẽ có nhiều khách hàng có thể xem món đồ đó.
Ngược lại những nhạc có tiết tấu chậm rãi, cổ điển thường phát trong các nhà hàng sang trọng sẽ mang lại cảm giác thư thái để thực khách cảm nhận được toàn bộ bữa ăn và tăng cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên nhạc cổ điển sẽ khiến cho khách hàng có cảm giác nơi đây rất sang trọng và đắt tiền.
Các loại nhạc dance phổ biến và thông dụng sẽ tạo cảm giác thân thiện cởi mở, người mua hàng sẽ cảm nhận đây là nơi có mức giá phải chăng và phù hợp với bản thân. Hơn nữa, nhạc dance với các tiết tấu vui tươi và nhiều âm trầm (bass) sẽ kích thích não tạo ra chất endorphin (được tiết ra khi tập thể thao, hoạt động mạnh, v.v...) có tác dụng làm chúng ta trở nên hạnh phúc và vui vẻ. Mà vui vẻ thì sẽ dễ dẫn đến chấp nhận giá cả.
Chính vì những điều trên, nhạc dance đã vô tình kích thích chúng ta mua hàng, ngoài tác dụng để "test" loa như chúng ta đã nghĩ.
Bố cục không gian khi thiết kế hình ảnh cũng tạo cảm giác về tốc độ. Vật thể càng gần biên (theo chiều chuyển động) sẽ càng tạo cảm giác nhanh. Ví dụ như hình dưới:
Chiều chuyển động là từ trái qua phải, anh ở dưới gần biên phải hơn, nên có cảm giác ảnh chạy nhanh hơn, dù cả 2 anh đều cùng 1 hình mà ra.
Ứng dụng: Nếu chạy ad cho các quảng cáo nói về tốc độ (ví dụ như xe chạy siêu nhanh) thì nên tạo cảm giác nhanh, cho xe gần biên hơn; nếu chạy ad cho các sản phẩm an toàn (ví dụ xe chạy an toàn, chạy êm), thì nên cho xe xa biên hơn.
và Tại Sao trong các siêu thị lại bật nhạc sàn mà không không bật nhạc sến
Hiện nay, hiếm cửa hàng nào mà không mở nhạc, đặc biệt là các nhạc dễ nghe và thông dụng như nhạc EDM, nhạc Vina house.
Theo các nghiên cứu khoa học, với nhạc điện tử có tiết tấu trung bình và nhanh như nhạc house (120-130 nhịp/phút) sẽ kích thích người mua hàng di chuyển nhanh hơn và xem nhiều món đồ trong thời gian ngắn hơn, từ đó khả năng mua hàng của họ sẽ được tăng gia tăng đáng kể và đồng thời sẽ có nhiều khách hàng có thể xem món đồ đó.
Ngược lại những nhạc có tiết tấu chậm rãi, cổ điển thường phát trong các nhà hàng sang trọng sẽ mang lại cảm giác thư thái để thực khách cảm nhận được toàn bộ bữa ăn và tăng cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên nhạc cổ điển sẽ khiến cho khách hàng có cảm giác nơi đây rất sang trọng và đắt tiền.
Các loại nhạc dance phổ biến và thông dụng sẽ tạo cảm giác thân thiện cởi mở, người mua hàng sẽ cảm nhận đây là nơi có mức giá phải chăng và phù hợp với bản thân. Hơn nữa, nhạc dance với các tiết tấu vui tươi và nhiều âm trầm (bass) sẽ kích thích não tạo ra chất endorphin (được tiết ra khi tập thể thao, hoạt động mạnh, v.v...) có tác dụng làm chúng ta trở nên hạnh phúc và vui vẻ. Mà vui vẻ thì sẽ dễ dẫn đến chấp nhận giá cả.
Chính vì những điều trên, nhạc dance đã vô tình kích thích chúng ta mua hàng, ngoài tác dụng để "test" loa như chúng ta đã nghĩ.