BÀI MỚI

Quảng cáo Google Display Network (GDN) hiệu quả hơn

By https://www.voanhvan.top/ - 27/11/15
Quảng cáo Google Display Network (GDN) hay còn gọi là Quảng cáo mạng hiển thị, là một hình thức quảng cáo của Google cho phép đặt banner dạng nội dung hoặc hình ảnh trên hàng nghìn website (Publisher) của Google hoặc đối tác với những chủ đề cụ thể như: Kinh tế, thể thao, giải trí, văn hóa, giáo dục…

1. Định nghĩa Google Display Network
Quảng cáo Google Display Network (GDN) hay còn gọi là Quảng cáo mạng hiển thị, là một hình thức quảng cáo của Google cho phép đặt banner dạng nội dung hoặc hình ảnh trên hàng nghìn website (Publisher) của Google hoặc đối tác với những chủ đề cụ thể như: Kinh tế, thể thao, giải trí, văn hóa, giáo dục…
Mẫu Quảng cáo Google Display Network
2. Lợi ích quảng cáo Google Display Network
Quảng bá Thương hiệu
- Trên thế giới, GDN:
• Là mạng quảng cáo bao phủ lớn nhất thế giới
• Có tới hơn 25,5 triệu lượt truy cấp mỗi tháng
• Bao phủ hơn 83,1% lượng người sử dụng internet toàn cầu
- Tại Việt Nam, GDN:
• Trên 3.9 tỷ lượt pageviews/tháng; 6,6 tỷ lượt impression/tháng
• Độ phủ quảng cáo lên đến 93% người lướt web.
• Xuất hiện quảng cáo trên hàng trăm website lớn (Publisher)
• Trong đó có trên 100 website lớn nhất: Vnexpress, Dantri, Zing, Youtube, Gmail, 24h, Vietnamnet, Tienphong, Tuoitre, Vatgia, Tinhte, Webtretho, Lamchame…
• Chiếm diện tích lớn nhất và vị trí đẹp nhất trên trang
• Hiển thị trên mọi thiết bị: Máy tính, Điện thoại, Máy tính bảng
=> Google Display Network giúp website, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp quảng bá tới hàng chục triệu người dùng Internet
Nhắm đúng khách hàng mục tiêu chính xác nhất
- Nhóm chọn theo chủ đề, ngữ cảnh (contextual):
Hiển thị trên các trang có nội dung liên quan. Doanh nghiệp có thể lựa chọn chủ đề quảng cáo phù hợp với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp như: Kinh tế, giáo dục, văn hóa, giải trí, ẩm thực…
Nhóm chọn chủ đề quảng cáo Google Display Network
- Lựa chọn website, vị trí đặt quảng cáo (placement):
Hiển thị ở những vị trí cụ thể được lựa chọn. Doanh nghiệp có thể giới hạn các website hiển thị quảng cáo của mình bằng các lựa chọn vị trí đặt quảng cáo sao cho phù hợp với mục tiêu quảng cáo và đối tượng khách hàng hướng đến.
- Quảng cáo theo sở thích (interest):
Hiển thị theo lĩnh vực và sở thích. Doanh nghiệp có thể lựa chọn quảng cáo hiển thị theo sở thích của người dùng Internet như: Người yêu du lịch, người yêu âm nhạc, du lịch, người mua sắm…
Nhóm chọn khách hàng khách hàng theo sở thích, nhân khẩu học
Thông qua lịch sử duyệt web (Cache), Google đánh giá và xem xét người dùng Internet thường xuyên theo dõi một website hay một chuyên mục về lĩnh vực nào đó. Từ đó phân tích xu hướng, sở thích của người dùng, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình tới đúng khách hàng mục tiêu.
- Quảng cáo ở nơi bạn muốn (geographic): chọn hiển thị ở địa phương cụ thể
- Cho người bạn muốn (demographic): chọn hiển thị theo độ tuổi, giới tính…
- Quảng cáo lúc bạn muốn: chọn hiện thị theo ngày, giờ
- Mọi định dạng và kích thước: tự do sáng tạo thông điệp của bạn theo dạng text, hình ảnh, flash, rich media, video… với mọi kích thước
Đo lường hiệu quả:
• Bằng lượng truy cập website (click)
• Bằng lượng hiển thị quảng cáo (impression)
• Bằng lượng chuyển đổi (conversion)
• Bằng lượng xem video (trueview)
• Công nghệ thống kê thông minh của Google loại bỏ những click, hiển thị gian lận
Báo cáo trung thực:
Báo cáo thống kê: Thông qua bản Report bằng file PDF được gửi trực tiếp từ Google và công cụ thống kê Google Analytics.
Phù hợp ngân sách:
Quảng cáo Google Diplay Network phù hợp với mọi mức ngân sách của các doanh nghiệp. Quảng cáo Banner CPD (cost per duauration, quảng cáo tính tiền theo thời gian) vốn được khá nhiều người ưa chuộng trong một thời gian dài bởi ưu điểm: bạn sẽ luôn nhìn thấy quảng cáo của mình trong khoảng thời gian mà bạn đã trả tiền cho nó. Tuy nhiên, khi cạnh tranh ngày càng tăng cao, hình thức tính giá quảng cáo này thể hiện sự thiếu linh hoạt và khó đo lường hiệu quả của quảng cáo. Doanh nghiệp thường phải trả chi phí theo tuần/tháng với mức chi phí rất lớn. Làm thế nào bạn có thể biết chi phí cho một banner trong một ngày/tuần/tháng nào đó là thực sự tối ưu? Hình thức tính giá quảng cáo theo lượt hiển thị (CPM) hay theo lượt nhấp chuột (CPC) sẽ là một giải pháp thay thế.
Với quảng cáo Google Display Network, doanh nghiệp có thể lựa chọn cách tính tiền theo:
- CPC (cost per click): trả tiền cho 1 cú nhấp chuột vào quảng cáo
- CPM (cost per 1000 impressions): trả tiền cho 1000 lượt hiển thị

Tags: