Một chiến dịch quảng cáo thường sẽ được chạy trên nhiều kênh khác nhau (Facebook Ads, Google Ads, News Letter,…), thể hiện qua nhiều form khác nhau (banner, slider của website nội bộ công ty hay của đối tác…) và cả cách khách hàng tương tác với mẩu quảng cáo cũng khác (CPC, CPA, CPM,…).
Như vậy, vấn đề đặt ra là làm cách nào ta có thể đo lường và đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo từ các kênh quảng cáo đã sử dụng.
Note này mình chia sẻ cách mình vẫn hay áp dụng lên các chiến dịch quảng cáo mà bên mình thực hiện cho khách hàng cũng như cho nội bộ Silicon Straits Sài Gòn. Đó là dùng UTM Codes gán lên đoạn URL dùng thực hiện chiến dịch để đo lường hiệu quả các kênh quảng cáo.
* Lưu ý là ở đây mình đề cập đến chiến dịch quảng cáo có sử dụng Landing Page cụ thể – tức là có link đến website và website đó đã được cài Google Analytics nhé!
Giới thiệu về UTM Code
UTM Code (Urchin Tracking Module) là đoạn mã code mang 1 ý nghĩa (value) nhất định như nguồn (source) , công cụ hoặc loại hình sử dụng (medium) , tên chiến dịch (campaign name)…
Gán những đoạn UTM code mà chúng ta tự đặt tên vào URL (Universal Resource Locator – nói đơn giản là link website mà bạn dùng làm Landing Page thực hiện chiến dịch quảng cáo) thì sau đó dữ liệu về những ý nghĩa (value) trên sẽ được thể hiện hết trong Google Analytics của trang Landing Page đó.
Để gán UTM codes cho 1 URL nào đó ta sử dụng công cụ URL Builder.
Cách xây dựng 1 link Landing Page “lí tưởng”
1. Vào link này: https://support.google.com/analytics/answer/1033867.
2. Copy và Paste link Landing Page dùng thực hiện chiến dịch quảng cáo.
3. Đặt tên phù hợp cho từng UTM Codes ( trong đó 3 UTM Codes có dấu * là quan trọng và bắt buộc)
- Campaign Source: nguồn thực hiện chiến dịch ví dụ như Facebook Ads, Google Ads, News Letter #1,…
- Campaign Medium: cách thức/ hình thức tương tác của mẩu quảng cáo ví dụ như đó là mẩu quảng cáo vị trí banner, slider hoặc là CPC, CPM, hay CPA.
- Campaign Name: tên chiến dịch quảng cáo để phân biệt với các chiến dịch khác (theo kinh nghiệm mình đặt tên kèm theo thời gian chạy quảng cáo luôn vô cùng tiện để theo dõi trong report cũng như khi làm bill thanh toán chi phí với Clients)
4. Nhấn Submit và bạn sẽ được 1 cái link dài thòng như dưới đây
http://blog.siliconstraits.vn/dung-utm-codes-de-do-luong-hieu-qua-cac-kenh-quang-cao/?utm_source=Blog%20SSS&utm_medium=Direct%20click%20on%20post&utm_campaign=V%C3%AD%20d%E1%BB%A5%20
* Cái link này là link bài viết bạn đang đọc đó, click vô đi cho tui biết là bạn đọc bài viết có TÂM :P
Mục 4.bổ sung: ngoài ra bạn còn có thể xem cách sử dụng đoạn UTM codes này cho quảng cáo trên Facebook ở đây
5. Ở đây để cho pro tí xíu, bạn copy link đó vào https://bit.ly hay các tool tương tự để rút ngắn link lại là có thể sử dụng cho các kênh tương ứng.
Xem dữ liệu thông qua Google Analytics
Sau khi set up, ít nhất vài giờ hoặc 1 ngày để dữ liệu có thể được cập nhật trên Google Analytics.
Có nhiều cách để xem dữ liệu trong Google Analytics, mình xem theo flow sau:
1. Behavior >> Site content >> All Pages (sẽ hiện ra 1 list các URL được sắp xếp theo số lượt truy cập.)
2. Click chọn link Landing Page chiến dịch quảng cáo đã chạy.
3. Trong tab Secondary Dimension
- Chọn Acquisition để xem dữ liệu của Source/ Medium
- Chọn Advertising và Ad Content để xem dữ liệu của tất cả Adword Ads và utm_content tags
- Chọn Advertising và Campaign để xem tên các chiến dịch
Hết rồi! Mọi người có ai tracking theo kiểu nào hay ho nữa thì chia sẻ ở đây chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau lun nha!